Kho lạnh công nghiệp là sản phẩm được xây dựng để bảo quản hàng hóa và thực phẩm không bị hư hỏng trong một thời gian dài. Vậy cấu tạo của kho lạnh công nghiệp như thế nào? Bao gồm những loại nào? Địa chỉ xây dựng kho lạnh công nghiệp chất lượng, giá rẻ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
1. Bảng giá kho lạnh công nghiệp mới nhất hiện nay.
Bảng giá kho lạnh công nghiệp bao nhiêu luôn là vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một bảng báo giá cụ thể về xây dựng kho lạnh công nghiệp, bởi giá thành xây dựng nó còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như:
Giá xây dựng kho lạnh phụ thuộc vào quy mô xây dựng, nhiệt độ trong kho lạnh
1.1 Các yếu tố chi phối bảng giá kho lạnh công nghiệp.
- Quy mô lắp đặt: Đây là yếu tố đầu tiên chi phối gia thành xây dựng kho lạnh. Nếu diện tích xây dựng càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ tăng và ngược lại.
- Nhiệt độ duy trì trong kho: Tùy theo loại hàng hóa mà chúng được bảo quản ở nhiệt độ dương (EPS) hoặc nhiệt độ âm (PU). Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì máy lạnh trong kho cần có công suất càng cao và chi phí thi công kho cũng tăng theo.
- Vật tư bên trong kho lạnh: Chất liệu làm vỏ và cửa kho lạnh cũng tác động đến chi phí xây dựng kho lạnh, tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí lắp đặt kho lạnh. Hệ thống cụm máy nén lạnh bên trong kho mới tác động lớn đến chi phí xây dựng kho lạnh.
- Sản phẩm cần bảo quản: Tùy vào sản phẩm cần bảo quản trong là lương thực, thực phẩm, hay sản phẩm nông sản, hải sản mà cách xây và chi phí đầu tư kho lạnh sẽ được đầu tư sao cho phù hợp. Nếu sản phẩm càng dễ bị hư hỏng sẽ cần lắp đặt hệ thống máy lạnh nhiều giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong kho, từ đó làm tăng chi phí xây dựng nhà kho.
- Đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt kho lạnh: Giá lắp đặt kho lạnh công nghiệp hiện nay còn phụ thuộc vào đơn vị lắp đặt. Mỗi một đơn vị sẽ có một mức giá khác nhau, chính vì vậy, để có được những mức chi phí làm kho lạnh đúng chuẩn và cạnh tranh nhất trên thị trường bạn cũng cần phải tìm được những cơ sở uy tín.
2. Một số dự án lắp đặt kho lạnh công nghiệp tại Kho Lạnh Hà Nội .
Hiện nay, Kho Lạnh Hà Nội chúng tôi là đơn vị Tư Vấn - Thiết Kế - Thi Công -Kho Lạnh đảm bảo uy tín chất lượng - với giá vô cùng cạnh tranh Hà Nội & các tỉnh phía Bắc với các sản phẩm kho lạnh công nghiệp. Dưới đây là các video clip được chúng tôi ghi lại tại các dự án đã lắp đặt để quý khách hàng có thể tham khảo cũng như hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi
3. Các ưu điểm khi sử dụng kho lạnh công nghiệp.
Như chúng ta đã biết, các loại nông sản, thủy hải sản, hoa tươi, thịt... là những thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, vì vậy việc lắp đặt kho lạnh chính là giải pháp hoàn hảo nhất. Giải pháp này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:
Kho lạnh công nghiệp giúp bảo quản hàng hóa được lâu hơn
- Đặc điểm của kho lạnh là cách nhiệt, cách ẩm để giữ được nhiệt độ trong kho không dẫn ra môi trường bên ngoài để bảo vệ hàng hóa luôn tươi ngon.
- Kho lạnh công nghiệp được thiết kế có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại hàng hóa, bảo đảm chất lượng sản phẩm luôn đạt chuẩn.
- Sản phẩm được lắp đặt, thiết kế với hệ thống dàn lạnh lớn, đảm bảo bảo quản được số lượng hàng hóa lớn với nhiều loại khác nhau trong một thời gian dài mà không sợ bị hư hỏng.
- Sản phẩm này tổn hao điện năng thấp hơn rất nhiều so với những kho lạnh truyền thống trước đây, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, kho lạnh có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới hơn 30% tiền điện hàng tháng.
- Kho lạnh được thiết kế thông minh, phân thành từng khu vực riêng biệt giúp quá trình sắp xếp hàng hóa cũng như tháo gỡ, vệ sinh tổng thể được khi lạnh mà không sợ ảnh hưởng đến hàng hóa.
4. Cấu tạo của kho lạnh công nghiệp.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kho lạnh công nghiệp nhằm phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chúng dù là loại khó lạnh nào đi nữa thì về cấu tạo cơ bản giống nhau, bao gồm các bộ phận sau đây:
4.1 Vỏ kho lạnh công nghiệp.
Phần vỏ kho lạnh công nghiệp này thường được làm từ các tấm Panel. Và vỏ kho lạnh được chia làm 02 phần là không gian bên trong và bên ngoài.
Phần bên ngoài của kho lạnh công nghiệp được làm từ inox, tôn (tole) sơn đã tĩnh điện, phủ lớp màu xám, trắng hoặc màu sẫm tối, bọc lớp PE chống trầy xước, có độ dày thông thường từ 0.4mm – 0.6 mm.
Phần bên trong kho lạnh công nghiệp được làm từ vật liệu mút xốp, foam cách nhiệt nhẹ, mục đích để cách nhiệt, cách âm hiệu quả.
4.2 Cửa kho lạnh công nghiệp.
Cửa kho lạnh công nghiệp thường được làm từ inox 304. Vật liệu này có khả năng chịu lực tốt, chống gỉ, tay khóa và bản lề bằng vật liệu inox hoặc antimon nên đảm bảo độ sáng bóng và cứng chắc của cánh cửa.
Hiện nay, cửa kho lạnh công nghiệp có hai loại cơ bản đó là dạng cửa trượt và cửa mở phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng. Trong đó:
- Cửa mở thường có kích thước từ 600×1600 đến 900×1900 mm. Loại cửa này thường sử dụng ở các kho mini với diện tích bảo quản nhỏ, khối lượng hàng hóa nhỏ được di chuyển bằng tay hoặc xe nâng hàng không quá nặng,…
- Cửa trượt thường có kích thước từ 1000×2000 đến 2500×3500 mm. Cửa lùa được đánh giá là mang tính thẩm mỹ cao, tiện lợi trong sử dụng, tránh hao tổn nhiệt khi ra vào. Được sử dụng đối với kho lạnh bảo quản với diện tích lớn, sử dụng trong doanh nghiệp, công ty hoặc xí nghiệp.
4.3 Cụm máy nén kho lạnh công nghiệp.
Cụm máy nén kho lạnh công nghiệp là bộ phận quan trọng nhất của kho lạnh. Bộ phận này thường có cấu tạo gồm có giải nhiệt gió, giải nhiệt nước và cụm máy nén dàn ngưng.
Hiện nay, cụm máy nén có thể chia làm 3 loại là:
Cụm dựng tại Việt Nam: Không có tiêu chuẩn hoặc có tiêu chuẩn dựng Harz, Frozen, Frozen.
Cụm nhập khẩu Châu Á: Brillant-Trung Quốc, Tecumseh- Malaysia, Supcool, Meluck, Bitzer, Refcomp, Patton- Thailand, Danfoss- Ấn Độ, Bitzer, Donghae Win, Joongwon, SunJin – Hàn Quốc, Scroll Part – Singapore KD.
Cụm lắp ráp tại Châu Âu: Bock – Pháp, Bitzer- Đức.
4.4 Dàn lạnh kho lạnh công nghiệp.
Bên cạnh cụm máy nén thì dàn lạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo quản sản phẩm, vì vậy khi lựa dàn lạnh công nghiệp nên lựa chọn những loại phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cần bảo quản.
Hiện dàn lạnh có 2 loại kết cấu là ngập lỏng và tiết lưu kiểu khô, đều có xuất xứ từ : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Eco, Meluck, XMK, Sung Jin, Donghwa Win,…
4.5 Tủ điều khiển kho lạnh công nghiệp.
Tủ điều khiển kho lạnh công nghiệp có chức năng chính là điều chỉnh nhiệt độ và kiểm soát các hoạt động của hệ thống như ý muốn của người sử dụng. Tủ điều khiển thường sử dụng vật tư, thiết bị từ những thương hiệu có tên tuổi như: Schneider, LS, Mitsubishi, Hyundai,…
Tủ điều khiển kho lạnh công nghiệp rất dễ sử dụng, bởi các thông số trên tủ điện đã được cài đặt sẵn như: Nhiệt độ máy nén chạy, nhiệt độ đủ máy nén ngắt, thời gian xả đá, thiết bị cảnh bảo nhiệt độ,…
4.6 Cửa kho lạnh.
Cửa kho lạnh hay cửa cách nhiệt kho lạnh chuyên dùng cho những kho lạnh hay kho đông bảo quản thực phẩm. Công dụng mà cửa mang lại chính là ngăn sự thoát hơi lạnh, cách nhiệt, cách điện, cách âm hiệu quả.
Cửa kho lạnh thường được phân loại thành 2 loại dựa vào cách thức hoạt động đó là cửa trượt lùa kho lạnh và cửa bản lề kho lạnh. Hai loại cửa này đều có cấu tạo vật lý giống nhau chỉ khác nhau ở cách thức hoạt động đóng mở cửa nhằm mang đến cho khách hàng phương pháp chọn lựa phù hợp với không gian hoạt động của kho lạnh.
• Bản lề cách nhiệt bằng Polyurethane dày 100mm (PU)
• Tỉ trọng 45 kg/m³
• Hai mặt bọc inox 304 dày 0.5mm
• Có hệ thống bảo vệ chống khóa từ bên trong.
• Điện trở ron cửa và cánh cửa
5. Các loại kho lạnh phổ biến trên thị trường hiện nay.
Hiện nay kho lạnh được phân loại theo lĩnh vực và phân loại theo nhiệt độ bảo quản
5.1 Phân loại kho lạnh theo lĩnh vực .
5.1.1 Kho lạnh bảo quản nông sản.
Như chúng ta cũng đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp nên hàng năm chúng ta xuất không nông sản ra thế giới rất lớn. Các loại nông sản mà chúng ta thường xuất khẩu là rau củ tươi, hoa quả… Mà những mặt hàng nông sản này thì lại rất dễ bị hư hỏng, vì vậy sử dụng kho lạnh là giải pháp tốt nhất.
Nhờ được bảo quản với nhiệt độ lạnh ổn định, nông sản khi xuất ra nước ngoài sẽ tránh được hiện tượng ẩm mốc, nát, vỡ, biến chất. Đồng thời hàng hóa còn giữ được hình thức đẹp, nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nông sản đến từ các nước khác.
5.1.2 Kho lạnh bảo quản thực phẩm.
Đây là hệ thống bảo quản các loại thịt, cá, trứng, sữa,…. giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon, không bị hư hỏng, ôi thiu do môi trường xung quanh tác động.
5.1.3 Kho lạnh bảo quản thủy sản.
Kho lạnh bảo quản thủy sản đã và đang được các nhà thuyền áp dụng sau những chuyến ra khơi dài ngày, bảo quản bằng kho lạnh hải sản chuyên dụng giúp đáp ứng đúng được yêu cầu của hải sản, tăng giá trị, tăng doanh thu mỗi chuyến tàu.
Khi bảo quản lạnh thủy, hải sản, bạn lưu ý cần đảm bảo nhiệt độ ổn định ở ngưỡng – 20 độ C ± 20 độ C. Riêng nhiệt độ tâm sản phẩm phải đạt ít nhất -20 độ C hoặc thấp hơn.
5.1.4 Kho lạnh bảo quản dược phẩm.
Đối với lĩnh vực y tế, việc bảo quản thuốc và vắc xin trong kho lạnh là điều bắt buộc. Thuốc, vắc xin được bảo quản trong kho lạnh sẽ đảm bảo về chất lượng tốt nhất, tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Chất liệu làm kho lạnh bảo quản dược phẩm là từ ke nhôm phòng sạch, hệ thống làm lạnh, tủ điện được lắp đặt cẩn thận, tự động hóa, có bộ lưu trữ điện để khi mất điện, kho lạnh vẫn có thể hoạt động bình thường. Nhiệt độ của loại kho lạnh này thường duy trì từ 2 đến âm 8 độ C.
5.1.5 Kho lạnh bảo quản hoa tươi.
Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc vào việc thu hoạch và bảo quản. Vì vậy, bảo quản hoa trong kho lạnh để làm giảm quá trình hô hấp, làm chậm sự trao đổi chất của hoa tươi, giảm năng lượng tiêu hao, giảm sự xâm nhiễm của vi sinh vật giúp hoa luôn tươi, không bị dập nát.
5.2 Phân loại kho lạnh theo nhiệt độ bảo quản.
Nhiệt độ dương: Dòng này còn được gọi là kho mát. Kho dùng để bảo quản hàng hóa với nhiệt độ từ 0 trở lên.
Nhiệt độ âm: Ngược lại kho nhiệt độ âm có thể linh động điều chỉnh, tạo ra môi trường có nhiệt độ dưới 0 độ tùy theo nhu cầu bảo quản của từng dòng sản phẩm.
6. Nhiệt độ bảo quản của các loại thực phẩm trong kho lạnh.
Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho từng loại thực phẩm là điều luôn được các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Mỗi loại thực phẩm đều có một thời gian bảo quản riêng và nhiệt độ phù hợp. Nếu bảo quản sai thời gian, nhiệt độ chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí sẽ hư hỏng. Sau đây là nhiệt độ bảo quản của các loại thực phẩm trong kho lạnh hiện nay.
- Nhiệt độ kho lạnh bảo quản dược phẩm – vắc xin: từ 2°C đến 8°C.
- Nhiệt độ kho lạnh bảo quản dược phẩm: từ 2 độ C đến 8°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để trữ đông thực phẩm: từ -22°C đến -18°C.
- Nhiệt độ kho lạnh bảo quản thực phẩm đồ nguội: từ -5°C đến 5°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để trữ kem: -25°C đến -22°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để bảo quản bánh: -5°C đến 5°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để bảo quản hạt giống nông sản: từ 2°C đến 8°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để bảo quản các loại thủy hải sản: từ -22°C đến -20°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để bảo quản trái cây, rau củ: từ -2°C đến 12°C.
- Nhiệt độ kho lạnh dùng để cấp đông 2 cấp: từ -30°C đến -40°C
7. Cách tính toán để thi công kho lạnh công nghiệp phù hợp và khai thác hiệu quả.
+ Cách tính toán thể tích thi công
Công thức: V = E/gv (đvt m3)
Trong đó:
– V: Thể tích
– E: Năng suất kỳ vọng – lượng sản phẩm kho có thể bảo quản (tấn)
– gv: Định mức chất tải của kho (tấn/m3)
+ Cách tính diện tích chất tải
Công thức: F= V/h (đvt: m2)
Trong đó:
– F: Diện tích chất tải (m2)
– V: Thể tích kho (m3)
– H: Chiều cao chất tải của kho (m)
Chiều cao chất tải phụ thuộc chiều cao thực tế H1 của kho lạnh. Chiều cao H1 được xác định bằng cách lấy chiều cao phủ bì của kho, trừ đi 2 lần chiều dày cách nhiệt: H1 = H – 2.δ
Chiều cao chất tải chính bằng chiều cao thực trừ đi khoảng không gian cần thiết để gió lưu chuyển, tối thiểu phải từ 500-800 (mm) mới đạt yêu cầu.
Ở một số loại kho lạnh đã được thiết kế sẵn, kích thước theo tiêu chuẩn thông thường sẽ là: 3000mm ; 3600mm ; 4800mm ; 6000mm. Nhưng ở các kho của Limosa thiết kế, chiều cao này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng của các khách hàng.
Chiều dày cách nhiệt khoảng 50mm -200mm tùy thuộc nhiệt độ bảo quản và đặc tính của panel cách nhiệt.
+ Công thức tính diện tích thi công
FXD= F/βT (đvt: m2)
Trong đó:
– FXD: diện tích cần xây dựng (m2)
– F: diện tích chất tải
– βT: Loại hệ số được sử dụng để tính đến diện tích không gian đi lại, diện tích khe hở giữa các sản phẩm và diện tích cho việc lắp dàn lạnh.
Khi tính toán diện tích xong và xác định khối cơ bản, thiết kế chỉ cần dựa vào diện tích không gian thực tế để xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
8. Quy trình tư vấn, lắp đặt kho lạnh công nghiệp.
Xây dựng kho lạnh công nghiệp ở những nơi khô ráo, địa hình bằng phẳng
Quy trình lắp đặt kho lạnh công nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng nền kho lạnh, kiểm tra độ bằng phẳng của nền kho lạnh
Trước khi lắp đặt kho lạnh thì cần chuẩn bị mặt bằng. Sau khi có mặt bằng dùng ống nhựa trong, mềm, Ø10, chứa đầy nước và không có bọt khí để cân độ cao thấp của nền kho. Nếu có vị trí không phù hợp và độ cao thấp sai lệch lớn hơn 5mm thì tiến hành chỉnh sửa để tạo thuận lợi cho việc lắp Panel.
Bước 2: Lắp đặt vỏ ngoài cho kho lạnh.
Vỏ kho lạnh thường được lắp bằng các tấm panel có kết nối, được thiết kệ riêng biệt theo yêu cầu.
Panel trần kho lạnh được treo lên khung dàn treo trần của kho lạnh. Có cấu tạo là những thanh thép tròn Ø34 & Ø27 được hàn với nhau theo kết cấu khung dầm.
Trước khi lắp đặt Panel cần kiểm tra độ vững chắc của khung, độ cao của khung có phù hợp với độ cao phủ bì của kho lạnh không, xác định các vị trí để treo móc.
Lắp đặt hệ thống treo trần theo đúng bản vẽ hướng dẫn lắp đặt Panel, khắc phục các sai lệch đó tránh gây trở ngại cho việc lắp đặt.
Bước 3: Lắp đặt cửa kho lạnh công nghiệp.
Đối với loại cửa mở cần đảm bảo các khóa khi lắp phải chắc chắn bền vững. Các Gioăng lạnh yêu cầu phải kín và tuyệt đối không làm thoát hơi ra bên ngoài.
Đối với loại cửa trượt cần cơ cấu của trượt luôn thật vững chắc, trượt qua lại dễ dàng và nhẹ nhàng. Các tay đây phải chắc chắn.
Bước 4: Lắp đặt cụm máy nén dàn lạnh.
Cụm máy nén dàn lạnh phải được để trên khung sắt hoặc móng bê tông cao từ 150m trở lên để đảm bảo máy móc không bị hư hỏng. Khung hoặc móng đều phải có rãnh thoát nước và phải có bao che hoặc làm mái che cho cụm đặt máy, bơm nước giải nhiệt khi đặt máy ngoài trời.
Bước 5: Lắp đặt tủ điện điều khiển.
Tủ điện phải lắp đặt tại nơi khô thoáng, không ẩm ướt, dễ cho việc đi lại vận hành. Khi lắp tủ điện điều khiển phải chọn kích cỡ dây chuẩn xác, kiểm tra độ dài dây trước khi cắt.
Dây điện phải được đi trong ống điện, sắp xếp ngay ngắn cố định vị trí bằng dây rút. Đường dây điện không được đi qua nguồn phát nhiệt cao.
Bước 6: Hoàn thiện.
Gắn hoàn thiện các thanh V nhôm cho các mối ghép cạnh góc (tường – trần, tường – tường) trong và ngoài kho, các nút lỗ khóa Camlock… Gắn các phụ kiện kho như van cân bằng, đồng hồ nhiệt độ, chuông báo động đèn kho lạnh, công tắc chuông, đèn …đủ số lượng, chủng loại và đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế.
Kiểm tra các mối ghép toàn bộ kho, bắn silicon các khe hở. Gỡ lớp màng PE bảo vệ Panel, tổng vệ sinh toàn bộ kho.
9. Địa chỉ lắp đặt kho lạnh công nghiệp uy tín, chất lượng.
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt kho lạnh công nghiệp ngày càng tăng kéo theo sự xuất hiện của nhiều đơn vị cung cấp dịch này ra đời. Tuy nhiên, số lượng đơn vị cung cấp lắp đặt kho lạnh công nghiệp uy tín, chất lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay. Vì vậy, để tránh “tiền mất tật mang” quý khách hàng nên tìm đến những địa chỉ uy tín như Kho Lạnh Biển Bạc chẳng hạn.Kho Lạnh Biển Bạc cung cấp dịch vụ lắp đặt kho lạnh công nghiệp chất lượng, giá cả phải chăng